Sau cách mạng Nga Lev Davidovich Trotsky

Dân ủy ngoại giao và Brest-Litovsk (1917-1918)

Sau khi những người Bolshevik lên nắm quyền lực, Trotsky trở thành Dân uỷ Nhân dân về Ngoại giao và công bố những hiệp ước bí mật ký trước kia bởi Đồng minh Ba Nước với những kế hoạch tái phân chia thuộc địa và biên giới quốc gia thời hậu chiến.

Trotsky dẫn đầu đoàn đại biểu Xô viết thực hiện các cuộc đàm phán hoà bình tại Brest-Litovsk từ ngày 22 tháng 12 năm 1917 tới ngày 10 tháng 2 năm 1918. Ở thời điểm đó chính phủ Xô viết đang chia rẽ về vấn đề này. Những người Cộng sản cánh Tả, đứng đầu là Nikolai Bukharin, tiếp tục tin rằng không thể có hoà bình giữa một nước Cộng hoà Xô viết và một quốc gia tư bản và rằng chỉ một cuộc chiến tranh cách mạng dẫn tới một nước cộng hoà Xô viết toàn châu Âu mới mang lại hoà bình bền vững. Họ chỉ ra những thành công của Hồng quân cách mạng mới được thành lập (ngày 15 tháng 1 năm 1918) trước các lực lượng Ba Lan của Tướng Józef Dowbor-Muśnicki tại Belarus, các lực lượng Bạch vệ tại vùng Don, và các lực lượng độc lập của Ukraina như một bằng chứng cho thấy Hồng quân có thể đẩy lùi các lực lượng Đức, đặc biệt nếu việc tuyên truyềnchiến tranh không cân xứng được sử dụng. Họ không coi việc đàm phán với người Đức như biện pháp thể hiện các tham vọng đế quốc của Đức (lãnh thổ, bồi thường, vân vân) với hy vọng đẩy nhanh cuộc cách mạng Xô viết sang phương Tây, nhưng họ kiên quyết phản đối việc ký bất kỳ hiệp ước hoà bình nào. Trong trường hợp một tối hậu thư của Đức, họ ủng hộ việc tuyên bố một cuộc chiến tranh cách mạng chống Đức nhằm tạo cảm hứng cho những người công nhân Nga và châu Âu đứng lên chiến đấu cho chủ nghĩa xã hội. Ý tưởng này được Những người xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh Tả ủng hộ, khi ấy lực lượng này là đối tác chính của những người Bolshevik trong chính phủ liên minh.

Lenin, người lúc đầu từng hy vọng một cuộc cách mạng Xô viết nhanh chóng tại Đức và các vùng khác của châu Âu, nhanh chóng quyết định rằng chính phủ đế quốc Đức vẫn nắm quyền kiểm soát chặt chẽ và rằng, nếu không có một đội quân Nga hùng mạnh, một cuộc xung đột quân sự với Đức sẽ dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ Xô viết tại Nga. Ông đồng ý với những người Cộng sản cánh Tả rằng chỉ một cuộc cách mạng Xô viết toàn châu Âu mới giải quyết được mọi vấn đề, nhung tới lúc đó những người Bolshevik phải nắm quyền lực. Lenin không lưu ý tới việc kéo dài quá trình đàm phán để đạt hiệu quả tuyên truyền tối đa, mà, từ tháng 1 năm 1918 trở về sau, ủng hộ việc ký kết một hiệp ước hoà bình riêng rẽ nếu phải đối mặt với tối hậu thư của Đức.

Lập trường của Trotsky ở giữa hai phái Bolshevik này. Giống như Lenin, ông chấp nhận rằng quân đội Nga cũ kỹ, được thừa hưởng từ nền quân chủ và Chính phủ Lâm thời và đang ở trong giai đoạn tan rã, không đủ khả năng chiến đấu:[12]

Rằng chúng ta không thể chiến đấu nữa là điều rõ ràng với tôi và rằng Hồng binh và các chi đội Hồng quân mới được thành lập quá nhỏ và không được huấn luyện đủ để chống với người Đức.

Nhưng ông đồng ý với những người Cộng sản cánh Tả rằng một hiệp ước hoà bình riêng rẽ với một cường quốc đế quốc sẽ là một cú đấm mạnh về tinh thần và vật chất với chính phủ Xô viết, phủ định mọi thắng lợi quân sự và chính trị của giai đoạn 1917 và 1918, làm phục hồi lại sự kháng cự từ bên trong. Ông cho rằng bất kỳ một tối hậu thư nào của Đức cũng cần phải bị bác bỏ, và rằng điều này có thể dẫn tới một cuộc nổi dậy tại Đức, hay ít nhất khiến những binh lính Đức nảy sinh ý tưởng bất tuân lệnh các sĩ quan tới bất kỳ cuộc tấn công nào của ĐỨc sẽ là một hình thức tước đoạt lãnh thổ rõ ràng. Ông đã viết năm 1925:[13]

Chúng tôi bắt đầu các cuộc đàm phán hoà bình với hy vọng khuấy động đảng công nhân của Đức và Áo-Hung cũng như các nước Đồng minh khác. Vì lý do này chúng tôi buộc phải trì hoãn các cuộc đàm phán càng lâu càng tốt để mang lại thời gian cho công nhân hiểu được thực tế chính của chính cuộc cách mạng Xô viết và đặc biệt là chính sách hoà bình của nó.
Nhưng có một câu hỏi khác: Liệu người Đức vẫn có thể chiến đấu? Liệu họ có ở lập trường để khởi động một cuộc tấn công vào cách mạng sẽ giải thích sự chấm dứt của chiến tranh? Làm cách nào chúng ta biết được tư tưởng của những người lính Đức, làm cách nào để tìm hiểu nó?

Bích chương tuyên truyền của Bạch vệ. Dòng chữ viết, "Hoà bình và Tự do tại Sovdepiya".

Trong suốt tháng 1 và tháng 2 năm 1918, quan điểm của Lenin được ủng hộ bởi 7 thành viên Uỷ ban Trung ương Bolshevik và lập trường của Bukharin được 4 người ủng hộ. Trotsky có 4 phiếu (ông, Felix Dzerzhinsky, Nikolai KrestinskyAdolph Joffe) và, bởi ông giữ sự cân bằng quyền lực, ông có thể theo đuổi chính sách của mình tại Brest-Litovsk. Khi ông không thể trì hoãn các cuộc đàm phán được nữa, ông rút khỏi những cuộc đàm phán ngày 10 tháng 2 năm 1918, từ chối ký kết những điều khoản khe khắt của Đức. Sau một giai đoạn ngắt quãng ngắn, các Cường quốc phe Trục cảnh báo chính phủ Xô viết rằng họ sẽ không duy trì thời gian ngừng bắn sau ngày 17 tháng 2. Tại thời điểm này Lenin một lần nữa cho rằng chính phủ Xô viết đã làm mọi việc có thể để giải thích lập trường của mình với công nhân phương Tây và rằng đây là thời điểm để chấp nhận các điều khoản. Trotsky từ chối ủng hộ Lenin bởi ông đang đợi xem liệu các công nhân Đức có nổi dậy không và liệu các binh sĩ Đức có từ chối tuân lệnh không.

Đức tái thực hiện các chiến dịch quân sự ngày 18 tháng 2. Trong vòng một ngày, mọi thứ trở nên rõ ràng rằng quân đội Đức có khả năng tiến hành các chiến dịch tấn công và rằng các chi đội Hồng quân, còn khá nhỏ, được tổ chức và chỉ huy kém, không thể đương đầu với họ. Buổi chiều ngày 18 tháng 2, Trotsky và những người ủng hộ ông trong uỷ ban bỏ phiếu trắng và đề nghị của Lenin được chấp nhận với tỷ lệ 7-4. Chính phủ Xô viết gửi một điện tín tới phía Đức chấp nhận các điều khoản cuối cùng của hiệp ước hoà bình Brest-Litovsk.

Đức không trả lời trong ba ngày, và tiếp tục tấn công mà không gặp phải nhiều kháng cự. Câu trả lời của họ đến vào ngày 21 tháng 2, nhưng những điều khoản đề xuất quá nặng nề khiến thậm chí Lenin cũng có một thời gian ngắn cho rằng chính phủ Xô viết không còn lựa chọn nào khác là chiến đấu. Nhưng cuối cùng uỷ ban một lần nữa bỏ phiếu với tỷ lệ 7-4 ngày 23 tháng 2 năm 1918; Hiệp ước Brest-Litovsk được ký ngày 3 tháng 3 và được phê chuẩn ngày 15 tháng 3 năm 1918. Bởi quá gắn bó với chính sách của phái đoàn Xô viết trước kia tại Brest-Litovsk, Trotsky từ chức Dân uỷ Ngoại giao để loại bỏ trở ngại có thể có với chính sách mới.

Chỉ huy Hồng quân (mùa xuân 1918)

Trotsky với Lenin và binh sĩ tại Petrograd năm 1921

Thất bại của Hồng quân mới được thành lập trong việc chống lại cuộc tấn công của Đức vào tháng 2 năm 1918 cho thấy sự yếu kém của nó: số lượng không đủ, thiếu các sĩ quan có kiến thức, và gần như không có sự phối hợp và phụ thuộc. Những thuỷ thủ nổi tiếng của Hạm đội Baltic, một trong những lực lượng của chế độ mới dưới sự chỉ huy của Pavel Dybenko, đã bỏ chạy một cách nhục nhã trước quân đội Đức tại Narva. Ý tưởng rằng nhà nước cần có một đội quân hay lực lượng dân quân kiểu quân đội của nhà nước Xô viết đã bị nghi ngờ mạnh.

Trotsky là một trong những lãnh đạo Bolshevik đầu tiên nhận ra vấn đề và ông thúc đẩy việc thành lập một uỷ ban quân sự gồm những tướng lĩnh Nga cũ sẽ hoạt động như một cơ quan tư vấn. Lenin và Uỷ ban Trung ương Bolshevik đồng ý thành lập Uỷ ban Quân sự Tối cao ngày 4 tháng 3, dưới sự lãnh đạo của cựu Tham mưu trưởng đế quốc Mikhail Bonch-Bruevich. Nhưng toàn bộ giới lãnh đạo Bolshevik trong Hồng quân, gồm cả Dân uỷ Nhân dân (bộ trưởng quốc phòng) Nikolai Podvoisky và tổng tư lệnh Nikolai Krylenko, phản đối mạnh mẽ và cuối cùng đã từ chức. Họ tin rằng Hồng Quân chỉ cần những người cách mạng chuyên nghiệp, dựa trên tuyên truyền và sức mạnh, và có những sĩ quan được bầu ra. Họ coi các sĩ quan và tướng lĩnh của chế độ cũ là những kẻ có nguy cơ phản bội cần phải đặt ngoài quân đội mới, và không được gánh nhiều trọng trách trong đó. Quan điểm của họ tiếp tục là phổ biến trong những người Bolshevik và những người ủng hộ họ trong suốt cuộc Nội chiến Nga, gồm cả Podvoisky, người đã trở thành một trong các phụ tá của Trotsky, người luôn gây khó khăn cho Trotsky. Sự bất bình với các chính sách của Trotsky về kỷ luật nghiêm khắc, chế độ nghĩa vụ quân sự và việc dựa vào các chuyên gia quân sự phi Cộng sản bị giám sát cuối cùng đã dẫn tới sự Đối lập Quân sự, hoạt động mạnh bên trong Đảng hồi cuối năm 1918-1919.

Ngày 13 tháng 3 năm 1918, việc từ chức Dân uỷ Ngoại giao của Trotsky được chính thức chấp nhận và ông được chỉ định làm Dân uỷ Nhân dân về Quân đội và Hải quân - thay Podvoisky - và chủ tịch Hội đồng Quân sự Tối cao. Chức vụ Tổng tư lệnh bị xoá bỏ, và Trotsky nắm toàn quyền kiểm soát Hồng quân, chỉ chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Đảng Cộng sản, mà lực lượng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa cánh Tả đồng minh của họ đã rời chính phủ sau hiệp ước Brest-Litovsk. Với sự giúp đỡ của người trợ tá trung thành Ephraim Sklyansky, Trotsky dùng cả thời gian còn lại của cuộc Nội chiến biến Hồng quân từ một mạng lưới những người cùng khổ với những đơn vị nhỏ và độc lập trở thành một bộ máy quân sự lớn và có kỷ luật, thông qua nghĩa vụ quân sự, sự bắt buộc tuân lệnh và những sĩ quan được lựa chọn bởi khả năng lãnh đạo chứ không phải do cấp bậc và hồ sơ. Ông đã bảo vệ các quan điểm này trong suốt cuộc đời.

Nội chiến (1918-1920)

Bài chi tiết: Nội chiến Nga

1918

Trình độ quản lý và tổ chức của Trotsky với quân đội Xô viết nhanh chóng được thử nghiệm theo nhiều cách. Tháng 5, 6 năm 1918, Quân đoàn Tiệp Khắc trên đường từ vùng đất châu Âu của Nga tới Vladivostok đã nổi dậy chống chính phủ Xô viết. Điều này khiến những người Bolshevik mất một phần lớn lãnh thổ, và sự gia tăng chống đối có tổ chức của các lực lượng chống Cộng Nga (thường được gọi là Bạch vệ theo thành phần nổi tiếng nhất của họ) và sự đào ngũ hàng loạt của những chuyên gia quân sự mà Trotsky tin cậy.

Trotsky và chính phủ phản ứng bằng một cuộc tổng động viên, tăng quân số của Hồng quân từ chưa đến 300,000 người tháng 5 năm 1918 lên một triệu người vào tháng 10, và đưa các ủy viên chính trị vào trong quân đội. Những dân uỷ này chịu trách nhiệm đảm bảo lòng trung thành của các chuyên gia quân sự (hầu hết là các sĩ quan cũ của quân đội đế quốc) và cùng ra lệnh với họ.

Trotsky tuyên bố rằng tổ chức của Hồng quân được xây dựng trên các ý tưởng của Cách mạng tháng 10. Như sau này ông đã viết trong tự truyện của mình:[14]

Một quân đội không thể được xây dựng mà không có những sự trừng phạt. Những đám đông đàn ông không thể bị dẫn tới chỗ chết trừ khi ban chỉ huy quân đội có quyền sử dụng hình phạt tử hình. Khi những con khỉ không đuôi hiểm độc đó còn quá tự hào về các thành tựu kỹ thuật của chúng-những con vật mà chúng ta gọi là con người-sẽ xây dựng các đội quân và gây nên các cuộc chiến tranh, ban chỉ huy của chúng sẽ luôn bị buộc phải đặt binh sĩ giữa cái chết có thể xảy ra trên chiến trường và cái chết không thể tránh khỏi ở hậu phương. Và quả thực các đội quân không được xây dựng trên sự sợ hãi. Quân đội Sa hoàng đã tan thành từng mảnh không phải bởi không có các biện pháp trừng phạt. Trong nỗ lực để cứu vãn nó bằng cách tái lập hình phạt tử hình, Kerensky chỉ kết thúc nó. Trên đống tro tàn của cuộc chiến vĩ đại, những người Bolshevik đã tạo lập quân đội mới. Những thực tế đó không đòi hỏi giải thích cho bất kỳ ai từng có tri thức dù nhỏ nhất về ngôn ngữ của lịch sử. Chất kết dính mạnh nhất trong quân đội mới là các ý tưởng của Cách mạng tháng 10, và những đoàn tàu sẽ mang ra mặt trận chất kết dính này.

Với những kẻ đảo ngũ, Trotsky thường giáo dục họ về chính trị; khơi dậy trong họ các ý tưởng của Cách mạng.

Tại các tỉnh Kaluga, Voronezh, và Ryazan, hàng chục ngàn nông dân trẻ đã không thể đáp ứng lệnh triệu tập đầu tiên của Xô viết … Uỷ viên chiến tranh tại Ryazan đã thành công trong việc huy động khoảng mười lăm nghìn những người đào ngũ đó. Khi đi qua Ryazan, I đã quyết định xem xét sự việc ở đó. Một số người của chúng ta đã tìm cách can ngăn tôi. "Một điều gì đó có thể xảy ra," họ cảnh báo tôi. Nhưng mọi thứ diễn ra hoàn hảo. Những người lính được gọi ra khỏi doanh trại của họ. "Đồng chí đảo ngũ – tới cuộc gặp mặt. Đồng chí Trotsky đã tới để nói chuyện với bạn." Họ đã cạn kiệt lòng can đảm, sự dữ dội, kỳ lạ như những cậu học trò. Tôi đã tưởng tượng họ còn tồi tệ hơn, và họ đã tưởng tượng về tôi ghê gớm hơn. Trong vài phút, tôi đã bị vây quanh bởi một đám đông lớn những kẻ hoàn toàn vô kỷ luật, buông tuồng, nhưng không phải tất cả đều thù địch với tôi. "Các đồng chí đảo ngũ" nhìn tôi một cách tò mò đến mức dường như mắt họ lồi ra khỏi đầu. Tôi trèo lên một cái bàn trong sân, và nói với họ trong khoảng một tiếng rưỡi. Đó là đám thính giả có trách nhiệm nhất. Tôi đã tìm cách nâng tinh thần của họ theo chính quan điểm của họ; nói tóm lại, tôi đã yêu cầu họ giơ tay lên như một dấu hiệu trung thành với cách mạng. Các ý tưởng mới đã ảnh hưởng tới họ ngay trước mắt tôi. Họ hoàn toàn phấn chấn; họ theo tôi tới ô tô, hau háu nhìn tôi, không phải vì sợ hãi như trước, mà với niềm say mê, và hét lên lạc cả giọng. Họ không muốn để tôi đi. Sau đó tôi biết, với một chút kiêu hãnh, rằng một trong những cách tốt nhất để giáo dục họ là nhắc nhở họ: "Anh đã hứa gì với Đồng chí Trotsky?" Sau đó, các trung đoàn lính "đảo ngũ" Ryazan đã chiến đấu tốt ngoài mặt trận.

Với sự thiếu hụt nhân lực và cuộc xâm lược của 16 đội quân nước ngoài, Trotsky cũng nhấn mạnh rằng các sĩ quan cũ của Sa hoàng phải được sử dụng như những chuyên gia quân sự bên trong Hồng quân, với sự phối hợp của những chính uỷ chính trị Bolshevik để đảm bảo tinh thần cách mạng của Hồng quân. Lenin đã bình luận về điều này:

Khi đồng chí Trotsky gần đây thông báo với tôi rằng trong quân đội số lượng sĩ quan lên tới hàng chục ngàn, tôi đã có được một nhận thức chắc chắn về cái tạo ra điều bí mật về cách sử dụng hợp lý những kẻ thù của chúng ta... về cách làm thế nào xây dựng chủ nghĩa cộng sản bằng những viên gạch mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra để chống lại chúng ta.

Tháng 9 năm 1918, chính phủ, đối mặt với những khó khăn liên tiếp về quân sự, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và tái tổ chức Hồng quân. Hội đồng Quân sự Tối cao bị bãi bỏ và vị trí Tổng tư lệnh được tái lập, và được nắm giữ bởi người chỉ huy đội Quân súng trường Latvia Ioakim Vatsetis (hay còn gọi là Jukums Vācietis), người từng chỉ huy Mặt trận phía Đông chống lại Quân đoàn Czechoslovak. Vatsetis được giao trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của quân đội trong khi Trotsky trở thành chủ tịch của Hội đồng Quân sự Cách mạng mới được thành lập của nhà nước Cộng hoà và giữ quyền kiểm soát chung với quân đội. Trotsky và Vatsetis đã có bất đồng hồi đầu năm 1918 khi Vatsetis và cố vấn của Trotsky là Mikhail Bonch-Bruevich không bằng lòng với nhau. Tuy nhiên, Trotsky sau đó đã thiết lập được mối quan hệ cộng tác với một Vatsetis hay giận dỗi.

Việc tái tổ chức đã gây ra một sự xung đột khác giữa Trotsky và Stalin hồi cuối tháng 9. Trotsky đã chỉ định cựu tướng lĩnh đế quốc Pavel Sytin làm chỉ huy Mặt trận phía Nam, nhưng vào đầu tháng 10 năm 1918 Stalin từ chối chấp nhận ông và gọi ông trở lại. Lenin và Yakov Sverdlov đã tìm cách hoà giải giữa Trotsky và Stalin, nhưng cuộc gặp của họ không thành công.

1919

Suốt thời gian cuối năm 1918 và đầu 1919, đã có một số cuộc tấn công vào vị trí lãnh đạo của Trotsky trong Hồng quân, gồm những cáo buộc trong những bài báo do Stalin chỉ đạo và một cuộc tấn công trực tiếp bởi phe Đối lập Quân sự tại Đại hội Đảng lần thứ 8 tháng 3 năm 1919. Ngoài mặt, ông đã thoát khỏi thành công và được bầu là một trong năm thành viên đầy đủ của Bộ chính trị đầu tiên sau Đại hội. Nhưng sau này ông đã viết:[15]

Không ngạc nhiên khi công việc trong quân đội tạo ra quá nhiều kẻ thù cho tôi. Tôi không nhìn sang bên cạnh, Tôi gạt đi những người gây trở ngại đến sự thành công của quân đội, hay vội vã với công việc đi trên đầu ngón chân của sự không lo lắng và quá bận rộn ngay cả cho việc xin lỗi. Một số người nhớ những điều đó. Những người bất đồng và những người mà tình cảm của họ đã bị tổn thương quay sang với Stalin hay Zinoviev, bởi hai người này cũng đang có những tổn thương.

Giữa năm 1919 những người bất đồng đã có một cơ hội để tạo ra sự thách thức thật sự với quyền lãnh đạo của Trotsky. Hồng quân đã đánh bại cuộc tấn công mùa xuân của Bạch vệ và dự định vượt dãy Ural tiến vào Siberia để truy kích các lực lượng của Đô đốc Alexander Kolchak. Nhưng ở phía nam, các lực lượng Nga Trắng của Tướng Anton Denikin tiến quân, và tình hình xấu đi nhanh chóng. Ngày 6 tháng 6 Tổng tư lệnh Vatsetis ra lệnh cho Mặt trận phía Đông dừng tấn công để ông có thể điều bớt lực lượng về phía nam. Nhưng ban chỉ huy đạo Mặt trận phía Đông, gồm cả chỉ huy Sergei Kamenev (một đại tá quân đội đế quốc, không nên nhầm với thành viên Bộ chính trị Lev Kamenev), và các thành viên Hội đồng Quân sự Cách mạng Mặt trận phía Đông Ivar Smilga, Mikhail LashevichSergei Gusev phản đối kịch liệt và muốn có sự tập trung ở Mặt trận phía Đông. Họ nhấn mạnh rằng điều sống còn là phải chiếm Siberia trước mùa đông và rằng một khi các lực lượng của Kolchak đã tan vỡ, nhiều sư đoàn khác sẽ tự do đi tới Mặt trận phía Nam. Trotsky, người từng có những xung đột với giới chỉ huy Mặt trận phía Đông, gồm cả việc tạm thời gạt bỏ Kamenev tháng 5 năm 1919, ủng hộ Vatsetis.

Tại cuộc họp của Uỷ ban Trung ương ngày 3, 4 tháng 7, sau một cuộc tranh cãi nóng bỏng đa số ủng hộ Kamenev và Smilga chống lại Vatsetis và Trotsky. Kế hoạch của Trotsky bị bác bỏ và ông bị chỉ trích bởi nhiều cái gọi là thiếu sót trong cách lãnh đạo, đa số chúng là do tính khí cá nhân. Stalin đã sử dụng cơ hội này để gây áp lực lên Lenin[16] đòi cách chức Trotsky. Nhưng khi, vào ngày 5 tháng 7, Trotsky đề nghị từ chức, Bộ chính trị và Orgburo của Uỷ ban Trung ương nhất trí bác bỏ.

Tuy nhiên, một số thay đổi lớn đã được thực hiện trong giới chỉ huy Hồng quân. Trotsky tạm thời bị điều tới Mặt trận phía Nam, trong khi công việc ở Moscow được điều hành một cách không chính thức bởi Smilga. Hầu hết các thành viên của Hội đồng Quân sự Cách mạng không tham gia vào các công việc hàng ngày của quân đội, được bãi chức ngày 8 tháng 7, trong khi các thành viên khác gồm cả Smilga được đưa vào. Cùng ngày hôm ấy, khi Trotsky đã ở phương nam, Vatsetis bất ngờ bị Cheka bắt vì nghi ngờ tham gia vào một âm mưu chống Xô viết, và bị thay thế bởi Sergei Kamenev.

Sau vài tuần ở phía nam, Trotsky quay trở lại Moscow và nắm lại quyền kiểm soát Hồng quân. Một năm sau, Smilga và Tukhachevsky bị đánh bại trong Trận Warsaw, nhưng Trotsky từ chối cơ hội này để trả thù Smilga, điều này khiến ông được Smilga khâm phục và sau này trở thành người ủng hộ ông trong các cuộc chiến trong nội bộ đảng hồi thập niên 1920.[17]

Tới tháng 10 năm 1919 chính phủ rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của cuộc Nội chiến: quân đội của Denikin đã tới gần Tula và Moscow từ phía nam, và quân đội của Tướng Nikolay Yudenich đang tới Petrograd từ phía tây. Lenin quyết định rằng bởi việc phòng vệ Moscow có tầm quan trọng lớn hơn, cần phải từ bỏ Petrograd. Trotsky cho rằng[18] Petrograd cần phải được bảo vệ, ít nhất một phần để ngăn EstoniaPhần Lan can thiệp. Trong một sự đảo chiều hiếm hoi, Trotsky được Stalin và Zinoviev ủng hộ và đánh bại Lenin trong Uỷ ban Trung ương. Ông nhanh chóng tới Petrograd, nơi ban chỉ huy của nó đứng đầu là Zinoviev bị ông coi là mất tinh thần, và tổ chức cuộc phòng ngự, thỉnh thoảng đích thân ngăn cản các binh sĩ đảo ngũ. Tới ngày 22 tháng 10 Hồng quân đã chuyển sang thế tấn công và đầu tháng 11 quân đội của Yudenich đã bị đẩy lui về Estonia, nơi họ giải giáp và bị giam giữ. Trotsky được trao Huân chương Cờ Đỏ về những công việc tại Petrograd.

1920

Sau khi đánh bại Denikin và Yudenich hồi cuối năm 1919, chính phủ Xô viết chuyển sang nhấn mạnh trên việc phát triển kinh tế và Trotsky đã trải qua mùa đông năm 1919-1920 tại vùng Urals tìm cách tái khỏi động nền kinh tế của nó. Dựa trên những kinh nghiệm của ông tại đó, ông đã đề xuất xoá bỏ các chính sách Cộng sản thời Chiến,[19] gồm việc tịch thu ngũ cốc từ những người nông dân và tái lập một phần thị trường ngũ cốc. Nhưng Lenin vẫn trung thành với Cộng sản thời Chiến và đề xuất này bị bác bỏ. Thay vào đó, Trotsky được giao trách nhiệm phát triển mạng lưới đường sắt quốc gia (trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát chung với Hồng quân), mà ông đã tìm cách quân sự hoá theo tinh thần Cộng sản thời Chiến. Mãi tới đầu năm 1921 khi nền kinh tế sụp đổ và những cuộc nổi dậy buộc Lenin và những người khác trong giới lãnh đạo Bolshevik từ bỏ Cộng sản thời Chiến nhường chỗ cho Chính sách Kinh tế Mới.

Trong lúc ấy, đầu năm 1920 những căng thẳng giữa Liên Xô và Ba Lan cuối cùng đã dẫn tới cuộc Chiến tranh Ba Lan-Xô viết. Trong thời gian chuẩn bị và trong cuộc chiến, Trotsky đã cho rằng[16] Hồng quân đã kiệt sức và chính phủ Xô viết phải ký một hiệp ước hoà bình với Ba Lan càng sớm càng tốt. Ông cũng không tin rằng Hồng quân có thể có sự ủng hộ từ bên trong Ba Lan. Lenin và những người lãnh đạo Bolshevik khác cho rằng những thắng lợi của Hồng quân trong cuộc Nội chiến Nga và trước người Ba Lan có nghĩa rằng, như Lenin đã nói sau này:[20]

Giai đoạn phòng thủ của cuộc chiến với chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới đã qua, và chúng ta có thể, và phải, lợi dụng vị thế quân sự để tung ra một cuộc chiến tranh tấn công.

Nhưng cuộc tấn công của Hồng quân đã bị đẩy lui trong Trận Warsaw tháng 8 năm 1920, một phần bởi thất bại của Stalin trong việc thực hiện các chỉ thị của Trotsky trong thời kỳ chuẩn bị cho trận đánh có ý nghĩa quyết định. Quay trở về Moskva, Trotsky một lần nữa đề nghị một hiệp ước hoà bình và lần này đã thành công.

Tranh luận về Công đoàn (1920-1921)

Cuối năm 1920, sau khi những người Bolshevik giành thắng lợi trong cuộc Nội chiến và trước Đại hội lần thứ 8 và lần thứ 9 của các Xô viết, Đảng Cộng sản đã có một cuộc tranh luận chua cay và gay gắt về vai trò của các Công đoàn trong nhà nước Xô viết. Cuộc tranh cãi làm chia rẽ đảng thành nhiều "phe phái" khác nhau, gồm nhóm của Lenin, nhóm Trotsky và nhóm Bukharin; Bukharin cuối cùng tham gia với Trotsky. Cá nhóm nhỏ hơn và cấp tiến hơn như Đối lập Công nhân (lãnh đạo bởi Alexander Shlyapnikov) và Nhóm Dân chủ Trung ương hoạt động rất mạnh.

Lập trường của Trotsky hình thành khi ông lãnh đạo một uỷ ban đặc biệt về hệ thống vận tải Xô viết, Tsektran. Ông đã được chỉ định đến đó để xây dựng lại hệ thống đường sắt đã bị phá huỷ bởi cuộc Nội chiến. Là Dân uỷ Chiến tranh và một lãnh đạo quân sự cách mạng, ông thấy sự cần thiết phải tạo ra một "không khí sản xuất" kiểu quân sự bằng cách tích hợp các công đoàn trực tiếp vào các hệ thống Nhà nước. Lập trường cứng rắn của ông rằng trong một nhà nước của công nhân người công nhân không phải sợ sệt điều gì từ nhà nước, và Nhà nước sẽ kiểm soát toàn bộ các Công đoàn. Tại Đại hội đảng lần thứ 9 ông cho rằng để "tại một chế độ như vậy theo đó mỗi người công nhân cảm thấy mình là một chiến sĩ lao động và không thể tự do làm gì mình muốn; nếu anh ta bị ra lệnh phải chuyển đi, anh ta phải thực hiện mệnh lệnh đó; nếu anh ta không tuân lệnh, anh ta sẽ là một người đào ngũ và phải bị trừng phạt. Ai sẽ thực hiện điều này? Công đoàn. Nó sẽ tạo ra một chế độ mới. Đó là tầng lớp lao động quân sự hoá."[cần dẫn nguồn]

Lenin mạnh mẽ chỉ trích Trotsky và buộc tội ông là "làm hại một cách quan liêu tới các công đoàn" và tạo ra "những cuộc tấn công phe phái." Quan điểm của ông không tập trung vào sự quản lý nhà nước tới mức mà sự lo ngại rằng một mối quan hệ mới giữa Nhà nước và mọi người công nhân là cần thiết. Ông nói, "Việc tạo ra một kỷ luật lao động thực sự chỉ hình thành nếu toàn bộ những người tham gia vào công việc sản xuất quan tâm tới việc hoàn thành những nhiệm vụ đó. Điều này không thể được thực hiện bởi các biện pháp quan liêu hay các mệnh lệnh từ bên trên." Đây là một cuộc tranh luận mà Lenin cho rằng Đảng không thể thực hiện. Sự thất vọng của ông với Trotsky đã được Stalin và Zinoviev lợi dụng với sự ủng hộ của họ dành cho quan điểm của Lenin, để cải thiện vị trí của họ bên trong giới lãnh đạo Bolshevik và làm mất vị trí của Trotsky.

Sự bất đồng có nguy cơ gia tăng và nhiều người Bolshevik, gồm cả Lenin, sợ rằng đảng có thể tan rã. Uỷ ban Trung ương bị chia rẽ hầu như làm đôi giữa những người ủng hộ Lenin và ủng hộ Trotsky, với ba Thư ký Uỷ ban Trung ương (Krestinky, Yevgeny PreobrazhenskyLeonid Serebryakov) ủng hộ Trotsky.

Tại một cuộc họp của nhóm của mình tại Đại hội đảng lần thứ 10 tháng 3 năm 1921, phái của Lenin đã giành một chiến thắng có ý nghĩa quyết định và một số người ủng hộ Trotsky (gồm cả ba thư ký Uỷ ban Trung ương) mất các vị trí lãnh đạo. Krestinsky bị thay thế trong Bộ chính trị bởi Zinoviev, người ủng hộ Lenin. Vị trí trong ban thư ký của Krestinsky bị trao cho Vyacheslav Molotov. Đại hội cũng thông qua một nghị quyết mật về sự "Thống nhất Đảng", cấm các phe phái bên trong Đảng ngoại trừ trong các cuộc thảo luận tiền Đại hội. Nghị quyết sau này đã được xuất bản và được Stalin dùng để chống lại Trotsky và những người khác.

Cuối đại hội 10, sau khi những cuộc đàm phán hoà bình thất bại, Trotsky ra lệnh đàn áp cuộc Nổi dậy Kronstadt, cuộc nổi dậy lớn chống lại chính quyền Bolshevik.[21] Nhiều năm sau, Emma Goldman một người theo chủ nghĩa vô chính phủ và những người khác đã chỉ trích các hành động của Trotsky khi giữ chức Dân uỷ Chiến tranh với vai trò trong việc đàn áp nổi dậy, và cho rằng ông đã ra lệnh hành quyết và tống giam một cách bất hợp pháp những người đối lập chính trị như những người vô chính phủ, dù Trotsky không tham gia vào hoạt động đàn áp thực tế.[22][23] Cáo buộc rằng những người nổi dậy Kronstadt là "phản cách mạng" đã được ủng hộ bởi bằng chứng về việc Bạch vệ và chính phủ Pháp ủng hộ các thuỷ thủ trong cuộc nổi dậy Kronstadt.[24]

Tình trạng sức khỏe kém của Lenin (1922-1923)

Cuối năm 1921 sức khoẻ của Lenin xấu đi, ông không có mặt ở Moscow trong những thời gian dài, và cuối cùng bị ba cơn đột quỵ trong khoảng từ ngày 26 tháng 3 năm 1922 tới ngày 10 tháng 3 năm 1923, khiến ông bị liệt, không nói được và cuối cùng mất ngày 21 tháng 1 năm 1924. Với việc Lenin dần bị gạt ra rìa trong suốt năm 1922, Stalin (đã thăng tiến lên chức vụ mới được thành lập trong Uỷ ban Trung ương là Tổng thư ký[25] từ đầu năm đó), Zinoviev và Lev Kamenev [26] hình thành một troika (chế độ tam hùng) để đảm bảo rằng Trotsky, trên thực tế là người đứng vị trí số hai trong nước và là người kế vị Lenin, sẽ không được kế tục Lenin.

Phần còn lại của Bộ chính trị mới được mở rộng (Rykov, Mikhail Tomsky, Bukharin) ban đầu không liên kết với bên nào, nhưng cuối cùng tham gia vào troika. Quyền lực của Stalin[27] trong chức vụ Tổng thư ký rõ ràng có đóng một vai trò, nhưng Trotsky và những người ủng hộ ông sau này kết luận rằng một lý do cơ bản hơn là quá trình quan liêu hoá chậm chạp của chế độ Xô viết một khi những điều kiện cực đoan của cuộc Nội chiến đã qua: đa phần tầng lớp lãnh đạo Bolshevik muốn 'tình trạng bình thường' trong khi Trotsky về cá nhân và chính trị là hiện thân của một giai đoạn cách mạng dữ dội mà họ thực sự muốn bỏ lại đằng sau.

Dù chuỗi sự kiện chính xác vẫn chưa rõ ràng, bằng chứng cho thấy ban đầu troika đưa Trotsky lãnh đạo các cơ sở hạng hai của chính phủ (ví dụ, Gokhran, Kho Báu vật Nhà nước[28]) và sau đó, khi Trotsky từ chối như họ đã tính trước, họ tìm cách sử dụng việc đó như một bằng chứng để hất bỏ ông.

Khi, vào giữa tháng 7 năm 1922, Kamenev viết một bức thư cho Lenin, khi ấy đang dưỡng bệnh, về hiệu quả mà "(Uỷ ban Trung ương) đang loại bỏ hay sẵn sàng loại bỏ một khẩu pháo tốt ra khỏi tàu", Lenin cảm thấy sốc và đã trả lời:[29]

Loại bỏ Trotsky - chắc chắn anh đang nói tới việc đó, bởi không thể nghĩ tới điều gì khác - là sự ngu dốt lớn nhất. Nếu anh không coi tôi là một kẻ đã hoàn toàn bỏ đi, làm sao anh có thể nghĩ tới điều ấy????

Từ đó cho tới lần đột quỵ cuối cùng, Lenin đã dành hầu hết thời gian để tìm cách ngăn chặn sự chia rẽ bên trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản, điều này được phản ánh trong Di chúc Lenin. Như một phần của nỗ lực đó, ngày 11 tháng 9 năm 1922 Lenin đã để nghị để Trotsky làm phó cho mình tại Sovnarkom. Bộ chính trị đồng ý với đề xuất này, nhưng Trotsky "thẳng thừng từ chối".[30]

Cuối năm 1922, quan hệ của Lenin với Stalin xấu đi vì việc Stalin quan thiệp quá sâu và giải quyết theo chủ nghĩa xô vanh vấn đề sáp nhập các nước cộng hoà Xô viết vào một nhà nước liên bang, Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết. Về điểm này, theo tự truyện của Trotsky,[31] Lenin đã đề nghị với Trotsky một liên minh chống lại sự quan liêu Xô viết nói chung và đặc biệt là Stalin. Liên minh đã có hiệu quả trong vấn đề thương mại với nước ngoài,[32] nhưng nó trở nên rắc rối bởi sự sút kém sức khoẻ của Lenin. Tháng 1 năm 1923 quan hệ giữa Lenin và Stalin hoàn toàn tan vỡ khi Stalin lăng mạ một cách thô lỗ vợ của Lenin, Nadezhda Krupskaya. Ở thời điểm đó Lenin đã thay đổi Di chúc của mình đề nghị rằng phải loại bỏ Stalin khỏi chức Tổng thư ký, dù lý lẽ của ông có phần suy yếu bởi thực tế rằng ông cũng bị các nhà lãnh đạo Bolshevik chỉ trích, gồm cả Trotsky. Tháng 3 năm 1923, vài ngày trước lần đột quỵ thứ ba, Lenin đã chuẩn bị một cuộc tấn công trực tiếp vào "Chiến dịch nhà nước Đại Nga" của Stalin chống lại Đảng Cộng sản Gruzia (cái gọi là Vụ Gruzia) và yêu cầu Trotsky thay mặt thực hiện tại Đại hội đảng lần thứ 12. Với việc Lenin không thể hoạt động tích cực nữa, Trotsky không đưa vấn đề ra trước Đại hội.[33]

Tại Đại hội lần thứ 12 của Đảng vào tháng 4 năm 1923, ngay sau lần đột quỵ cuối cùng của Lenin, báo cáo quan trọng của Uỷ ban Trung ương về các vấn đề tổ chức và quốc gia được Stalin đưa ra chứ không phải Trotsky, trong khi Zinoviev đọc báo cáo chính trị của Uỷ ban Trung ương, vốn dành riêng cho Lenin.[34] Quyền lực chỉ định nhân sự của Stalin cho phép ông ta dần thay thế các thư ký đảng địa phương bằng những người trung thành và nhờ thế kiểm soát được các đại biểu khu vực tại đại hội, khiến cho Uỷ ban Trung ương toàn những người ủng hộ ông, hầu hết với sự giúp đỡ của những người Zinoviev và Kamenev.[35]

Tại đại hội, Trotsky đã có một bài phát biểu về dân chủ trong đảng, trong số những điều khác, nhưng tránh đối đầu trực tiếp với troika. Các đoàn đại biểu, hầu hết không biết gì về sự chia rẽ trong Bộ chính trị, đã nhiệt liệt hoan nghênh Trotsky, tuy không có tác dụng thiết thực nhưng cũng làm troika lo lắng. Troika còn điên tiết hơn bởi bài báo của Karl Radek Leon Trotsky — Người Tổ chức Chiến thắng [36] được in trên tờ Pravda ngày 14 tháng 3 năm 1923, dường như có ý coi Trotsky là người kế tục Lenin.

Các nghị quyết được Đại hội 12 thông qua kêu gọi, trong các điều khoản chung, một sự dân chủ hơn nữa bên trong Đảng, nhưng còn mơ hồ và vẫn chưa được thực hiện. Trong một bài thử nghiệm sức mạnh quan trọng hồi giữa năm 1923, troika đã khiến người bạn và cũng là người ủng hộ Trotsky là Christian Rakovsky trở nên trung lập bằng cách loại ông khỏi chức vụ lãnh đạo chính phủ Ukraina (Sovnarkom) và gửi ông tới London làm đại sứ Liên Xô. Khi các thư ký đảng tại vùng Ukraina phản đối sự thuyên chuyển Rakovsky, họ cũng bị chuyển tới nhiều vị trí khác trên khắp Liên Xô.

Đối lập cánh tả (1923-1924)

Bắt đầu từ giữa năm 1923, nền kinh tế Xô viết trải qua những khó khăn nghiêm trọng, dẫn tới nhiều cuộc đình công trên toàn quốc. Hai nhóm bí mật trong Đảng Cộng sản, Niềm tin của Công nhânNhóm Công nhân, bị phát hiện và bị cảnh sát mật đàn áp.

Ngày 8 tháng 10 năm 1923 Trotsky gửi một bức thư tới Uỷ ban Trung ương và Hội đồng Kiểm soát Trung ương, cho rằng những khó khăn đó xuất hiện bởi sự thiếu dân chủ trong Đảng. Trotsky viết:

Trong thời điểm ác liệt nhất của cuộc Chiến tranh Cộng sản, hệ thống chỉ định trong đảng không bằng mức một phần mười hiện nay. Việc chỉ định các thư ký hội đồng tỉnh hiện đã là quy định. Điều này khiến vị trí thư ký có sự độc lập mạnh với tổ chức địa phương. [...] Sự quan liêu hoá các cơ chế đảng đã phát triển tới những mức chưa từng có bằng những biện pháp của phương thức lựa chọn thư ký. Nó đã tạo ra một tầng lớp công nhân đảng rất lớn, thâm nhập vào trong các cơ chế chính phủ của đảng, hoàn toàn không thừa nhận ý kiến của đảng của chính họ, ít nhất là sự công khai thể hiện nó, như khi cho rằng chế độ thư ký là cơ chế đưa ra ý kiến và quyết định của đảng. Ở dưới tầng lớp này, từ bỏ các ý kiến riêng của mình, là khối đảng viên đông đảo của đảng, và với họ mọi quyết định đều là một hình thức ra lệnh hay mệnh lệnh.

Những đảng viên cao cấp khác cùng có lo ngại tương tự đã gửi Tuyên ngôn 46 tới Uỷ ban Trung ương ngày 15 tháng 10 trong đó họ viết:

[...] chúng tôi quan sát thấy một sự chia rẽ nhanh chưa từng có và được che đậy một cách sơ sài của đảng thành một hệ thống thư ký và "những người bình thường", thành các công chức chuyên nghiệp của đảng, được lựa chọn từ bên trên, và những quần chúng đảng viên khác, những người không được tham gia vào đời sống xã hội. [...] sự thảo luận tự do bên trong đảng rõ ràng đã biến mất, ý kiến đảng viên quần chúng đã bị kìm chế. [...] chính là hệ thống thư ký, hệ thống đảng ở một mức độ lớn chưa từng có lựa chọn các đại biểu tham dự các cuộc hội thảo và đại hội, ở một mức độ lớn chưa từng có đang trở thành những hội nghị riêng của tầng lớp này.

Mặc dù nguyên văn những bức thư bị giữ bí mật ở thời điểm đó, chúng đã có tác động lớn đến giới lãnh đạo đảng và khiến troika cùng những người ủng hộ nó phải rút lui một phần về vấn đề dân chủ trong đảng, đáng chú ý nhất là bài viết của Zinoviev trên tờ Pravda ngày 7 tháng 11. Trong suốt tháng 11, troika đã tìm cách đưa tới một thoả hiệp nhằm xoa dịu, hay ít nhất tạm thời trung lập hoá Trotsky và những người ủng hộ ông. (Nhiệm vụ của họ được dễ dàng hoàn thành bởi thực tế rằng Trotsky bị ốm vào tháng 11 và tháng 12). Bản thảo đầu tiên của nghị quyết bị Trotsky bác bỏ, dẫn tới sự thành lập một nhóm đặc biệt gồm Stalin, Trotsky và Kamenev, có nhiệm vụ soạn thảo một thoả hiệp có thể chấp nhận được với cả hai bên. Ngày 5 tháng 12, Bộ chính trị và Hội đồng Kiểm soát Trung ương nhất trí thông qua bản thảo cuối cùng của nhóm biến nó trở thành nghị quyết của họ.

Ngày 8 tháng 12, Trotsky công bố một bức thư ngỏ, trong đó ông trình bày chi tiết các ý tưởng của nghị quyết mới được thông qua. troika đã sử dụng bức thư của ông như một chứng cứ để tung ra một chiến dịch chống lại Trotsky, buộc tội ông theo chủ nghĩa phe phái, lập ra "thanh niên chống lại thế hệ nền tảng của những người Bolshevik cách mạng cũ"[37] và những tội lỗi khác. Trotsky đã bảo vệ các quan điểm của mình trong một loạt bảy bức thư được sưu tập lại như 'The New Course tháng 1 năm 1924. Minh hoạ về một "giới lãnh đạo Bolshevik thời đồ đá" vì thế bị phá vỡ và một cuộc tranh luận trong đảng như thật được tổ chức, cả tại các cơ quan đảng địa phương và trên các trang tờ Pravda. Cuộc tranh luận kéo dài suốt tháng 12 và tháng 1 năm sau tới khi Đại hội đảng lần thứ 13 vào tháng ngày 16, 17 và 18 tháng 1 năm 1924. Những người phản đối lập trường của Uỷ ban Trung ương trong cuộc thảo luận sau đó bị gọi là những phần tử của Đối lập cánh Tả.

Bởi troika kiểm soát các cơ quan đảng thông qua các thư ký của Stalin cũng như tờ Pravda thông qua tổng biên tập Bukharin, họ có khả năng dẫn dắt cuộc thảo luận và quá trình lựa chọn đại biểu. Dù lập trường của Trotsky thắng thế bên trong Hồng quân và các đại học Moscow và nhận được khoảng một nửa số phiếu trong tổ chức đảng Moscow, họ bị đánh bại ở những nơi khác, và Hội nghị đầy những đại biểu ủng hộ troika. Cuối cùng, chỉ ba đại biểu bỏ phiếu cho lập trường của Trotsky và hội nghị kết thúc với việc bác bỏ "Chủ nghĩa Trotsky"[38] như một "sự chệch hướng tư sản". Sau hội nghị, một số người ủng hộ Trotsky, đặc biệt trong Ban Chính trị Hồng quân, bị gạt bỏ khỏi các chức vụ lãnh đạo hay bị bổ nhiệm vào chức vụ khác. Tuy vậy, Trotsky vẫn được giữ mọi chức vụ và troika cẩn thận nhấn mạnh rằng cuộc tranh luận chỉ giới hạn vào các "khuyết điểm" của Trotsky và rằng việc gạt bỏ Trotsky khỏi vị trí lạnh đạo không phải là vấn đề được xem xét. Trên thực tế, Trotsky đã bị loại hoàn toàn khỏi quá trình đưa ra quyết định.

Ngay sau hội nghị, Trotsky đi tới khu nghỉ dưỡng ở Caucasian để phục hồi sức khoẻ sau một giai đoạn ốm yếu kéo dài. Trên đường đi, ông được biết tin Lenin qua đời vào ngày 12 tháng 1 năm 1924. Ông định quay trở lại nhưng một bức điện từ Stalin được gửi tới, báo ngày không chính xác về lễ tang, khiến Trotsky không thể quay về kịp. Nhiều nhà bình luận cho rằng vì thực tế Trotsky đã không có mặt tại Moscow trong những ngày sau khi Lenin qua đời đã khiến cuối cùng ông thua cuộc trước Stalin, dù Trotsky nói chung không đánh giá cao tầm quan trọng của việc ông vắng mặt.

Sau khi V. I. Lenin qua đời (1924)

Có ít sự bất bình chính trị công khai trong giới lãnh đạo Xô viết trong hầu hết năm 1924. Ngoài mặt, Trotsky vẫn là lãnh đạo có ảnh hưởng và được lòng dân chúng nhất của những người Bolshevik, dù những "sai lầm" của ông thường bị những người ủng hộ troika bóng gió nói tới, ông hoàn toàn bị cách ly khỏi quá trình lập chính sách. Những cuộc gặp của Bộ chính trị chỉ mang tính hình thức bởi mọi quyết định quan trọng đều được đưa ra từ trước đó bởi troika và những người ủng hộ nó. Quyền kiểm soát quân đội của Trotsky đã bị giảm nhiều sau khi người phó của ông, Ephraim Sklyansky, bị thuyên chuyển, và Mikhail Frunze, đang được chuẩn bị để thay vị trí của Trotsky.

Tại Đại hội lần thứ 13 của Đảng vào tháng 5, Trotsky đã có một bài phát biểu mang tính hoà giải:[39]

Không ai trong chúng ta muốn hay có thể tranh cãi với ý chí của Đảng. Rõ ràng, Đảng luôn đúng.... Chúng ta chỉ có thể đúng với và bởi Đảng, lịch sử đã cho thấy không có cách đúng đắn nào khác. Người Anh có câu nói, "Đất nước tôi, đúng hay sai," cả khi nó đúng hay nó sai, nó vẫn là đất nước tôi. Chúng ta có minh chứng lịch sử rõ ràng hơn khi nói liệu nó đúng hay sai trong một số trường hợp cá biệt, đó là đảng của tôi.... và nếu Đảng thông qua một quyết định mà một hay vài người trong chúng ta nghĩ rằng nó không đúng, anh ta sẽ nói, đúng hay không đúng, đó là đảng của tôi, và tôi sẽ ủng hộ những hành động của quyết định đó cho tới cuối cùng.

Tuy nhiên, nỗ lực hoà giải không ngăn được những người ủng hộ troika tấn công ông.

Cùng lúc ấy, Đối lập cánh Tả, vốn đã thu hẹp lại một cách không chủ định vào cuối năm 1923 và thiếu cơ sở rõ ràng ngoài sự bất bình chung với "chế độ" trong đảng, bắt đầu tập hợp. Nó đã mất một số thành viên không kiên quyết sau những rắc rối do troika gây ra, nhưng nó cũng bắt đầu tạo lập một chương trình. Về kinh tế, Đối lập cánh Tả và nhà lý thuyết của nó Yevgeny Preobrazhensky phản đối sự phát triển hơn nữa những yếu tố tư bản trong nền kinh tế Xô viết và ủng hộ sự công nghiệp hoá nhanh hơn. Điều này khiến họ trở nên đối lập với Bukharin và Rykov, nhóm "Hữu" bên trong Đảng, những người đang ủng hộ troika ở thời điểm đó. Về vấn đề cách mạng thế giới, Trotsky và Karl Radek muốn có một giai đoạn ổn định ở châu Âu trong khi Stalin và Zinoviev dự đoán chắc rằng một sự "tăng tốc" cách mạng ở Tây Âu sẽ diễn ra năm 1924. Trên mặt trận tư tưởng, Trotsky vẫn trung thành với quan điểm Bolshevik rằng Liên Xô không thể thành lập một xã hội xã hội chủ nghĩa thực sự nếu không có cuộc cách mạng thế giới, trong khi Stalin dần đi theo một chính sách xây dựng 'Chủ nghĩa xã hội trong một quốc gia'. Những khác biệt tư tưởng đó một mặt tạo lập ra cơ bản tri thức cho sự chia rẽ chính trị giữa Trotsky và Cánh tả Đối lập và mặt khác với cả Stalin và những đồng minh của ông ta.

Tại Đại hội 13 Kamenev và Zinoviev đã giúp Stalin làm dịu đi bản Di chúc của Lenin, vốn bị công bố muộn. Nhưng ngay sau đại hội, troika, luôn là một liên minh vững chắc, bắt đầu có dấu hiệu suy kém. Stalin bắt đầu đưa ra những buộc tội dại dột với Zinoviev và Kamenev. Quả thực vào tháng 10 năm 1924, Trotsky đã xuất bản Những bài học tháng 10, một bản tóm tắt đầy đủ những sự kiện của cuộc cách mạng năm 1917. Trong đó ông miêu tả sự phản đối của Zinoviev và Kamenev với việc những người Bolshevik nắm quyền năm 1917, một điều mà hai người không hề muốn bị lật lại. Điều này đã dẫn tới một cuộc đấu tranh nội bộ mới trong đảng, và được gọi là Thảo luận Văn học, với việc Zinoviev và Kamenev lại liên minh với Stalin chống lại Trotsky. Sự chỉ trích Trotsky của họ tập trung vào những việc sau:

  • Sự bất đồng và những xung đột của Trotsky với Lenin và những người Bolshevik trước năm 1917
  • Cái gọi là sự bóp méo các sự kiện năm 1917 của Trotsky nhằm nhấn mạnh vai trò của ông và làm giảm tầm quan trọng của sự đóng góp của những người Bolshevik khác
  • Sự xử lý thô bạo của Trotsky với những người dưới quyền và những cáo buộc sai lầm khác trong thời Nội chiến Nga

Trotsky một lần nữa bị ốm và không thể trả lời các cáo buộc trong khi các đối thủ của ông tập hợp mọi nguồn lực để chống lại ông. Họ đã thành công trong việc huỷ hoại danh tiếng của ông trong quân đội tới mức ông bị buộc phải từ chức Dân uỷ Quân đội và Hải quân và Chủ tịch Hội đồng Quân sự Cách mạng ngày 6 tháng 1 năm 1925. Zinoviev đã yêu cầu trục xuất Trotsky khỏi Đảng Cộng sản, nhưng Stalin từ chối và khôn khéo đóng một vai trò trung dung. Trotsky vẫn giữ được ghế trong Bộ chính trị, nhưng rõ ràng ông đang bị án treo lơ lửng trên đầu.

Một năm ở vùng hoang vu (1925)

Năm 1925 là một thời điểm khó khăn với Trotsky. Sau cú đòn của Tranh cãi Văn học và việc mất các chức vụ trong Hồng quân, ông hoàn toàn thất nghiệp trong suốt mùa đông và mùa xuân. Tháng 5 năm 1925, ông được trao ba chức vụ: chủ tịch Uỷ ban Nhượng bộ, lãnh đạo ban kỹ thuật điện, và chủ tịch ban kỹ thuật khoa học công nghiệp. Trotsky đã viết trong cuốn Đời tôi[40] rằng ông "đang tạm nghỉ khỏi chính trị" và "tự nhiên rơi vào hoàn cảnh mới với bao nhiêu công việc", nhưng một số những lời bình luận khi ấy đã vẽ ra hình ảnh một người đã cách biệt với cuộc sống và không còn quan tâm tới công việc.[41] Cuối năm ấy, Trotsky từ chức khỏi hai vị trí về kỹ thuật (cho rằng là sự can thiệp và phá hoại ngầm của Stalin) và tập trung vào công việc của ông tại Uỷ ban Nhượng bộ.

Một trong vài sự phát triển chính trị ảnh hưởng tới Trotsky năm 1925, những hậu quả của việc tranh cãi xung quanh bản Di chúc của Lenin đã được nhà Mác xít người Mỹ Max Eastman miêu tả trong cuốn sách của ông Since Lenin Died (Từ khi Lenin mất) (1925). Giới lãnh đạo Xô viết bác bỏ lập trường của Eastman và sử dụng kỷ luật đảng để buộc Trotsky phải viết bài báo bác bỏ lập trường của Eastman về các sự kiện.[cần dẫn nguồn]

Cùng lúc ấy, troika cuối cùng tan rã. Bukharin và Rykov liên kết với Stalin trong khi Krupskaya và Dân uỷ Tài chính Grigory Sokolnikov liên minh với Zinoviev và Kamenev. Cuộc đấu tranh trở thành công khai tại cuộc họp của Uỷ ban Trung ương vào tháng 9 năm 1925 và lên tới đỉnh điểm tại Đại hội lần thứ 14 Đảng Cộng sản vào tháng 12 năm 1925. Chỉ với tổ chức đảng Leningrad ủng hộ mình, Zinoviev và Kamenev, bị gọi là Đối lập mới, và đã bị đánh bại hoàn toàn trong khi Trotsky từ chối tham gia vào cuộc chiến và không phát biểu tại Đại hội.

Đối lập thống nhất (1926-1927)

Trong một thời gian tạm lắng của cuộc chiến đấu trong nội bộ đảng vào mùa xuân năm 1926, Zinoviev, Kamenev và những người ủng hộ họ trong Đối lập mới dần ngả về phía những người ủng hộ Trotsky và hai nhóm nhanh chóng thành lập một liên minh, cũng gồm các nhóm đối lập nhỏ hơn khác bên trong đảng. Liên minh được gọi là Đối lập thống nhất.

Đối lập thống nhất nhiều lần bị đe doạ bởi các hành động trừng phạt của giới lãnh đạo của Stalin trong Đảng Cộng sản và Trotsky phải đồng ý với những lần rút lui chiến thuật, hầu hết để bảo vệ liên minh của ông với Zinoviev và Kamenev. Phe đối lập vẫn thống nhất chống lại Stalin trong suốt năm 1926 và 1927, đặc biệt về vấn đề Cách mạng Trung Quốc. Các biện pháp được Stalin sử dụng chống Đối lập ngày càng cứng rắn. Tại Hội nghị Đảng lần thứ 15 vào tháng 10 năm 1926 Trotsky chỉ có cơ hội phát biểu với những lần bị la ó làm ngắt quãng, và cuối hội nghị ông mất ghế trong Bộ chính trị. Năm 1927 Stalin bắt đầu sử dụng GPU (cảnh sát mật Liên Xô) để thâm nhập và phá hoại đối lập. Những người đối lập ở mọi cấp bắt đầu bị thanh trừng, thỉnh thoảng bị loại ra khỏi đảng và bị bắt giữ.

Thất bại và bị trục xuất (1927-1928)

Tháng 10 năm 1927, Trotsky và Zinoviev bị trục xuất khỏi Uỷ ban Trung ương. Khi Đối lập Thống nhất tìm cách tổ chức các cuộc tuần hành độc lập kỷ niệm lần thứ 10 ngày những người Bolshevik lên giành chính quyền tháng 11 năm 1927, những người tham gia tuần hành đã bị giải tán bằng vũ lực và Trotsky cùng Zinoviev đã bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản ngày 12 tháng 11. Những người ủng hộ chính của họ, từ Kamenev trở xuống, cũng bị trục xuất tháng 12 năm 1927 bởi Đại hội 15 của đảng, dọn đường cho những cuộc trục xuất hàng loạt những người đối lập cũng như việc lưu đày trong nước các lãnh đạo đối lập đầu năm 1928.

Khi Đại hội 15 của Đảng cho rằng các quan điểm của phe Đối lập không thích hợp với Đảng Cộng sản, Zinoviev, Kamenev và những người ủng hộ họ bị bắt giữ và bác bỏ sự liên quan với Đối lập cánh Tả. Trotsky và hầu hết những người ủng hộ, từ chối đầu hàng và tiếp tục đấu tranh.

Ngôi nhà của Trotsky trên đảo Büyükada, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hiện nay.

Trotsky bị trục xuất tới Alma Ata (hiện ở Kazakhstan) ngày 31 tháng 1 năm 1928. Ông bị trục xuất khỏi Liên Xô tới Thổ Nhĩ Kỳ tháng 2 năm 1929, vợ ông Natalia Sedova và con trai Lev Sedov đi cùng.

Sau khi Trotsky bị trục xuất khỏi đất nước, những người Trotskyist bị trục xuất bắt đầu nao núng và, giữa năm 1929 và 1934, hầu hết các thành viên lãnh đạo của Đối lập đầu hàng Stalin, "thừa nhận sai lầm" và được hồi phục trong Đảng Cộng sản. Christian Rakovsky, từng là nguồn cảm hứng của Trotsky trong giai đoạn 1929 và 1934 khi ông đang bị trục xuất tại Siberia, là nhân vật Trotskist nổi bật cuối cùng bị bắt giữ. Hầu hết họ đều bỏ mạng trong cuộc Đại Thanh trừng diễn ra chỉ vài năm sau đó.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lev Davidovich Trotsky http://150.theage.com.au/view_bestofarticle.asp?st... http://www.bartleby.com/65/tr/Trotsky.html http://maximumred.blogspot.com/2005/08/trotskys-st... http://maximumred.blogspot.com/2005_08_01_maximumr... http://fbuch.com/controll.htm http://fbuch.com/workers.htm http://www.flickr.com/photos/akinyc/sets/720575940... http://www.marxist.com/65-years-trotsky-death22080... http://www.marxist.com/LeninAndTrotsky/ http://www.newyouth.com/archives/classics/trotsky/...